Đột quỵ là một biến chứng sức khỏe nguy hiểm, nó có thể xảy ra ở bất cứ ai và dễ dàng cướp đi tính mạng người bệnh nếu không can thiệp sớm. Người trung niên, cao tuổi, người mắc
bệnh lý mạn tính, đặc biệt bệnh tim mạch là những đối tượng nguy cơ cao bị đột quỵ. Thế nhưng những năm gần đây, đột quỵ ở người trẻ đang gia tăng. Có thể bạn chưa biết, nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Việt Nam chính là do đột quỵ não, thậm chí nếu không gây tử vong chúng còn khiến người bệnh bị tàn phế. Quan trọng hơn, khi mắc phải bệnh này, chúng ta lại trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Tại Việt Nam, mỗi năm có tới 18% nam giới và 23% nữ giới tử vong do đột quỵ. Vậy cần làm gì để giảm thiểu tỷ lệ này, chúng ta cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết sau.
1.Đột quỵ não là gì?
Đột quỵ não còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi dòng máu cấp nuôi từ tim lên não bị ngừng do tắc mạch máu (thường là cục máu đông) hoặc là vỡ mạch máu.
Đột quỵ xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh, biến chứng nặng nề là mối đe dọa nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của mọi người. Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ, trước đây lứa tuổi trung bình gặp phải là trên 60. Đột quỵ là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu thế giới, ở Việt Nam là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong.
Đột quỵ não hay chính là tai biến mạch máu não đang là một căn bệnh rất phổ biến và thường gặp hiện nay. Bệnh thường xuất hiện đột ngột do mạch máu bị tắc nghẽn, khiến máu không thể cung cấp đủ cho não, gây thiếu oxy, làm vỡ mạch máu, gây xuất huyết và nhồi máu não. Tình trạng này sẽ khiến cơ thể ngưng hoạt động, làm các bộ phận khác bị ảnh hưởng có thể gây liệt người, thậm chí là hôn mê,….
Đặc biệt, bệnh này rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu đúng cách sẽ làm bệnh nhân tử vong hoặc sẽ để lại di chứng rất nặng nề.
Đột quỵ não thường biểu hiện ở hai dạng như:
Đột quỵ thiếu máu não: nguyên nhân chính là do tắc nghẽn động mạch.
Đột quỵ chảy máu não: do thành động mạch làm máu chảy vào nhu mô não hay não thất,…
Đột quỵ ở người trẻ có căn nguyên khác với ở người già. Cụ thể, nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ thường gồm:
Dị dạng mạch máu não như: thông động tĩnh mạch, phình động mạch não, u mạch,…
Bệnh lý tim mạch như: bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý về đông máu, huyết khối tim mạch,…
Một thống kê nhanh ở Việt Nam gần đây cho thấy, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa, số người trẻ nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng. Trước đây, bệnh nhân đột quỵ thường ở độ tuổi từ 50-60 trở lên nhưng nay đang trẻ hóa dần, gần 10% số bệnh nhân đột quỵ là dưới 40 tuổi. Điều nguy hiểm là phần lớn bệnh nhân nhập viện muộn, mất đi thời gian điều trị vàng. Đó một phần là tâm lý chủ quan ở người trẻ, không nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ mà nhầm lẫn sang các chấn thương bệnh lý khác.
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. Với người đột quỵ, việc điều trị vô cùng khó khăn, phức tạp. Nếu may mắn sống sót, quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ cũng phải rất lâu dài. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ xuất huyết não đều có sức khỏe suy yếu hoặc phải chịu cảnh tàn phế suốt đời với các di chứng như: liệt, cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, suy giảm trí nhớ, thị giác suy giảm…
Cấp cứu đột quỵ càng muộn thì nguy cơ biến chứng càng nặng nề, càng nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Không ít bệnh nhân đột quỵ trẻ là lao động chính trong nhà, gặp phải biến chứng mất đi khả năng lao động, thậm chí không thể độc lập trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Đột quỵ đang là vấn đề đáng báo động ở giới trẻ, cần được nhận thức đúng đắn và phòng ngừa, nâng cao sức khỏe nói chung và kiểm soát yếu tố nguy cơ gây biến chứng nói riêng.
Tầm soát nguy cơ đột quỵ là cách chủ động bảo vệ bản thân, phát hiện sớm các nguy cơ để cải thiện, điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra đột quỵ.
2.Các yếu tố đe dọa đột quỵ ở người trẻ
Yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ đều liên quan đến lối sống hiện đại cùng bệnh mãn tính không được điều trị tốt. Cụ thể:
a. Tình trạng mất ngủ
Nhiều người khi nhắc đến tình trạng mất ngủ thường nghĩ rằng nó chỉ xảy ra ở người cao tuổi trên 60, tuy nhiên không ít giới trẻ hiện nay gặp phải vấn đề này. Nguyên nhân gây kéo dài thường do áp lực công việc, học tập, vấn đề căng thẳng từ gia đình, xã hội, kinh tế… Nếu mất ngủ kéo dài trên 1 tháng, tần suất mất ngủ khoảng 3 lần/tuần thì tình trạng này có thể trở thành mãn tính.
Lúc này, dù điều trị và nghỉ ngơi tốt thì người trẻ cũng rất khó để cải thiện, khắc phục tình trạng mất ngủ. Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thúc đẩy các bệnh lý như rối loạn mỡ máu tăng huyết áp xơ vữa mạch máu, béo phì,… Không ít bạn trẻ đang rút ngắn thời gian ngủ hàng ngày của mình cho hoạt động vui chơi, học tập hay làm việc.
b. Stress, căng thẳng thường xuyên
Đây đang là vấn đề đáng báo động ở giới trẻ, cũng là hậu quả của lối sống hiện đại, nhịp sống công nghiệp. Thực tế tình trạng stress này gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, là yếu tố thúc đẩy các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có biến chứng đột quỵ.
Mất ngủ khiến giới trẻ gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Giói trẻ hiện đại gặp nhiều áp lực từ công việc, học tập lẫn cuộc sống xã hội và gia đình. Vì thế cân bằng tâm lý, giải tỏa tress đang là vấn đề quan trọng cần đặt lên hàng đầu. Một nghiên cứu tại Anh đã cho biết, những người làm việc trên 55 giờ mỗi tuần, áp lực thường xuyên có nguy cơ đột quỵ cao hơn 30% so với người bình thường.
c. Bệnh mãn tính và hội chứng chuyển hóa
Một vài nghiên cứu tin cậy cho biết, bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa chiếm đến 62% tổng trường hợp bị đột quỵ. Càng nhiều bệnh lý mãn tính, hội chứng chuyển hóa kết hợp thì nguy cơ đột quỵ càng cao, gồm: tiểu đường type 2, tăng đề kháng insulin, tăng huyết áp,…
Các bệnh lý này đều tác động tăng hình thành và phát triển mảng xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông tắc nghẽn mạch máu não và gây ra đột quỵ. Lối sống hiện đại, mất cân bằng dinh dưỡng cùng tinh thần tiêu cực chính là những nguyên nhân sâu xa thúc đẩy bệnh mãn tính và hội chứng chuyển hóa ở người trẻ.
d. Lối sống không lành mạnh
Một điều dễ nhận thấy ở giới trẻ hiện nay là lười vận động, thời gian chủ yếu họ tập trung vào cuộc sống, công việc, dành thời gian để xem phim, sử dụng mạng xã hội,… Lười vận động chính là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ, tỉ lệ bị đột quỵ ở đối tượng này cao hơn 20% so với người vận động thường xuyên.
Bên cạnh đó, các lối sống không lành mạnh như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chất kích thích,… cũng tác động tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây thiếu máu lên não và đột quỵ. Tình trạng xơ vữa động mạch là hậu quả của những lối sống không lành mạnh này xuất hiện từ khá sớm, song không phải tất cả trường hợp đều bị đột quỵ. Giới trẻ thường chủ quan trong chăm sóc và tầm soát biến chứng sức khỏe.
e. Tâm lý chủ quan
Tuổi trẻ, đặc biệt là độ tuổi 20 – 30 được đánh giá là giai đoạn giàu sức khỏe, giàu năng lượng, ít bệnh tật nhất. Cũng vì thế mà người trẻ thường có tâm lý chủ quan, không phòng ngừa, tầm soát và điều trị loại bỏ nguy cơ dẫn tới đột quỵ.
Tỉ lệ người trẻ tuổi bị đột quỵ đang tăng dần theo từng năm, trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm. Đây là tình trạng đáng báo động, cho biết giới trẻ đang không thực sự chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình.
3.Tầm soát nguy cơ đột quỵ
Kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi:
Tăng huyết áp
Phát hiện sớm và điều trị bệnh tim
Đái tháo đường
Rối loạn chuyển hóa lipid máu
Hẹp động mạch chủ có triệu chứng
Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng: Để tầm soát bệnh, uống đúng theo toa của bác sĩ, chỉ ngừng khi có ý kiến của bác sĩ.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm lượng muối, chất béo.
Tuân theo một lối sống lành mạnh: Vận động hàng ngày. Nếu hút thuốc lá, thì ngừng ngay. Chỉ sử dụng rượu bia chừng mực.
Giảm mức căng thẳng: Căng thẳng làm tăng nguy cơ cao huyết áp và đột quỵ. Học cách giảm căng thẳng trong cuộc sống. Thở sâu giúp giảm mức căng thẳng.
4. Ai cần tầm soát đột quỵ
Tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ là cần thiết nếu đang gặp phải những vấn đề dưới đây:
Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ: Nếu gia đình có người thân từng bị đột quỵ, người bệnh có thể tăng nguy cơ do nếp sống, thói quen, yếu tố di truyền. Bạn hãy chia sẻ với bác sĩ thông tin tiền sử của gia đình để có lời khuyên tốt nhất.
Người bị đái tháo đường: Tiểu đường là bệnh mạn tính, không lây, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận… Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.
Người bị cao huyết áp: Cao huyết áp, nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ, làm tổn thương thành động mạch và có thể làm tăng hoạt động đông máu, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông gây đột quỵ.
Cholesterol cao: Cholesterol cao có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu khắp cơ thể, bao gồm tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây xơ cứng mạch máu, làm tăng nguy cơ máu bị vón cục trong mạch máu, cản trở việc cung cấp máu lên não.
Người có bệnh lý về tim mạch: Người mắc bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… thường có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh việc gây hại cho phổi, hút thuốc cũng làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc nhiều hơn và làm tăng huyết áp. Phơi nhiễm với hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
STT NỘI DUNG CHỈ ĐỊNH Ý NGHĨA CHỈ ĐỊNH DÀNH CHO NAM DÀNH CHO NỮ 1 Khám nội tổng quát Đánh giá các bệnh lý về thần kinh như: đau nửa đầu Migraine, động kinh, tai biến mạch máu não, và các bệnh lý về tim mạch,…. 2 Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser tự động) Đánh giá tình trạng sinh lý, bệnh lý của bệnh nhân được phản ánh thông qua các chỉ số của dòng hồng cầu, dòng bạch cầu và dòng tiểu cầu, Tầm soát các bệnh lý về máu: như thiếu máu, ung thư máu, suy tủy, nhiễm trùng,… 3 Ion đồ (Na, K, Ca, Cl) Xét nghiệm điện giải đồ giúp định lượng nồng độ các chất điện giải này trong cơ thể. 4 Đường huyết lúc đói Phát hiện sớm bệnh tiểu đường 5 HbA1C Đánh giá mức đường huyết trung bình trong 3 tháng trước đó 6 Tổng phân tích nước tiểu (bằng máy tự động) Phát hiện bệnh lý đường tiết niệu 7 Định lượng Ure Đánh giá về chức năng thận và các bệnh lý thận 8 Định lượng Creatinin Đánh giá về chức năng thận và các bệnh lý thận 9 Xét nghiệm eGFR Đánh giá về độ lọc cầu thận 10 Đo hoạt độ AST (GOT) Đánh giá bất thường về chức năng gan 11 Đo hoạt độ ALT (GPT) Đánh giá bất thường về chức năng gan 12 GGT Đánh giá tổn thương gan do rượu bia, thuốc lá 13 Định lượng cholesterol toàn phần Kiểm tra mỡ máu nhằm sớm ngăn ngừa những rối loạn do mỡ máu 14 HDL-Cholesterol Kiểm tra mỡ máu nhằm sớm ngăn ngừa những rối loạn do mỡ máu 15 LDL-Cholesterol Kiểm tra mỡ máu nhằm sớm ngăn ngừa những rối loạn do mỡ máu 16 Định lượng Triglycerid Kiểm tra mỡ máu nhằm sớm ngăn ngừa những rối loạn do mỡ máu 17 Xét nghiệm CRP hs Xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C trong máu 18 Thời gian thromboplastin (TCK) Đánh giá chức năng cầm, đông máu 19 Thời gian prothrombin (TQ) Đánh giá chức năng cầm, đông máu 20 Định lượng Fibrinogen Đánh giá chức năng cầm, đông máu 21 Điện tim thường Phát hiện bệnh thiếu máu cơ tim, rối loạn dẫn truyền, dày thất, nhồi máu cơ tim, ngoại tâm thu…. 22 Siêu âm Doppler tim, van tim Đánh giá chức năng tim và chẩn đoán xác định các bất thường của cơ tim, van tim, các bệnh lý bẩm sinh, rối loạn vận động vùng trong bệnh tim thiếu máu cục bộ. 23 Siêu âm Doppler động mạch cảnh, động mạch đốt sống Đánh giá tình trạng động mạch cảnh, phát hiện hẹp, xơ vữa, phình, hẹp,…động mạch cảnh. 24 Định lượng Troponin I xét nghiệm dấu ấn sinh học tim mạch đặc biệt trong bệnh nhồi máu cơ tim. 25 Định lượng Troponin T xét nghiệm dấu ấn sinh học tim mạch đặc biệt trong bệnh nhồi máu cơ tim. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ:
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ VIỆT HEALTHCARE
16 – 18 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận 10, Tp. HCMHotline: 0383158179 – 09 0133 0133 – 028 9999 2899
www.viethealthcareclinic.com
Fanpage: https://www.facebook.com/pkdkviethealthcare
Zalo OA: Phòng khám Đa khoa Việt Healthcare
Bác sĩ Chịu trách nhiệm Chuyên môn: Bác sĩ CKII LÂM KIM PHƯỢNG
Giấy phép hoạt động số 08143 / HCM-GPHD
Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7 từ 6h00 – 21h00
Chủ nhật từ 6h00 – 12h00
Đặt lịch khám online