Hiểu biết về Y tế – Ảnh hưởng thế nào đối với bạn

Hiểu biết về Y tế – Ảnh hưởng thế nào đối với bạn

Chia sẻ:

Hiểu biết y tế là gì?

Việt Healthcare Clinic.vn – Hiểu biết y tế (HBYT) là một khái niệm khá rộng bao gồm việc bệnh nhân có khả năng tìm hiểu, tiếp nhận thông tin về sức khỏe và thực hiện các hành động thích hợp dựa trên thông tin y tế trong môi trường chăm sóc sức khỏe đa dạng và phức tạp ngày nay(1)(2).

Sự nghiêm trọng của vấn đề?

Vấn đề đặc biệt quan trọng nhưng chưa được chú ý!

  • Theo thống kê, có tới 77 triệu người Mỹ trưởng thành gặp khó khăn trong việc nắm thông tin y khoa, đơn giản như việc đọc một đơn thuốc. Chỉ số chất lượng cuộc sống liên quan tới sức khỏe (health-related quality of life – HRQOL)
  • 88% người Mỹ chưa hiểu thông tin y khoa tốt. Đại bộ phận người dân Mỹ chưa hiểu được thông tin y khoa đúng, trong khi chỉ có 12% người dân có HBYT ở mức tốt, 53% ở ngưỡng trung bình, 21% là cơ bản và 14% là dưới ngưỡng cơ bản (3).
  • 50% người trưởng thành ở Mỹ gặp khó khăn trong việc hiểu thông tin y tế (4).
  • 39% người bệnh suy tim có vấn đề về kém hiểu biết y tế (5).
Lưu ý: Hiểu biết về vấn đề y tế này không có nghĩa là cũng sẽ biết về các vấn đề khác.

Nguyên nhân?

Nguyên nhân khách quan

  • Nhiều tình huống đa dạng từ chẩn đoán tới điều trị.
  • Hệ thống chăm sóc sức khỏe phức tạp, phân mảnh và thiếu liên kết. Trong trường hợp bệnh ung thư, các nhóm chăm sóc khó quản lý và hỗ trợ để giúp bệnh nhân nắm rõ bệnh trạng của mình(6).

Nguyên nhân chủ quan

Những đối tượng sau đây thường có vấn đề về HBYT: (7, 8).
  • Người già/lú lẫn.
  • Người nghèo.
  • Trẻ em.
  • Người ít học.
Ngoài ra, các yếu tố như truyền thông/giáo dục, hỗ trợ của gia đình và xã hội xung quanh bệnh nhân cũng có ảnh hưởng nhất định.

Tác hại của việc kém hiểu biết y tế

Người kém hiểu biết về sức khỏe sẽ có xu hướng:

  • ÍT TIN vào bác sĩ và giới chuyên môn.
  • DỄ TIN vào đài báo, mạng xã hội (Facebook/Youtube).
  • HAY TIN vào blog/page của người nổi tiếng/bạn bè.
  • DỄ TIN vào website của công ty bán thực phẩm chức năng.
Đáng nói hơn, người có trình độ hiểu biết về sức khỏe thấp hơn lại ít tin vào thông tin sức khỏe từ các bác sĩ và nha sĩ chuyên khoa, nhưng họ có xu hướng tin tưởng vào truyền hình ti vi, mạng xã hội (Facebook, Youtube), blog cá nhân hoặc trang web của người nổi tiếng, bạn bè và các công ty dược phẩm, thực phẩm chức năng(9).
Tác hại của việc kém hiểu biết y tế (Trong trường hợp bệnh Ung thư)
  • Không biết thu thập thông tin về căn bệnh.
  • Hiểu sai thông tin do bác sĩ cung cấp.
  • Không hiểu về lợi ích của điều trị ung thư.
  • Trì hoãn hoặc kém tuân thủ điều trị.
  • Chậm thay đổi hành vi tích cực.
  • Thiếu kiến thức về dấu hiệu/triệu chứng nguy hiểm.
  • Kém hiểu biết về chăm sóc giảm nhẹ.
  • Ít tham gia vào việc ra quyết định y tế.
  • Trì hoãn việc chăm sóc cần thiết.
  • Không theo lịch và đề nghị phòng ngừa.
  • Không hiểu các quy tắc liên quan đến bảo hiểm.
  • Quên tái khám/ lịch điều trị.

Chung quy lại kém HBYT sẽ dẫn đến:

  • Chất lượng cuộc sống GIẢM(10).
  • Tỷ lệ tử vong CAO(11, 12).
Kiến thức về sức khỏe cũng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân, qua đó tác động đến quá trình chăm sóc và điều trị của bệnh ung thư.
Một phân tích tổng quan hệ thống dựa trên kết quả của 15 nghiên cứu khác nhau gồm 4425 người bệnh cho thấy những bệnh nhân hài lòng về dịch vụ y tế, được cung cấp thông tin đầy đủ và có hiểu biết sức khỏe đầy đủ có chỉ số Chất Lượng Cuộc sống-Sức khỏe (HRQOL) cao hơn. Bệnh nhân cũng giảm lo lắng và ít bị trầm cảm (13).

Tài liệu tham khảo

  1. Kindig DA, Panzer AM, Nielsen-Bohlman L. Health literacy: a prescription to end confusion: National Academies Press; 2004.
  2. Rudd RE, Moeykens BA, Colton TC. Health and literacy: a review of medical and public health literature. Office of Educational Research and Improvement. 1999.
  3. Health UDo, Services H. America’s health literacy: Why we need accessible health information. An issue brief from the US Department of Health and Human Services. 2008.
  4. The L. The health illiteracy problem in the USA. Lancet (London, England). 2009;374(9707):2028.
  5. Cajita MI, Cajita TR, Han H-R. Health literacy and heart failure: a systematic review. The Journal of cardiovascular nursing. 2016;31(2):121.
  6. Koay K, Schofield P, Jefford M. Importance of health literacy in oncology. Asia‐Pacific Journal of Clinical Oncology. 2012;8(1):14-23.
  7. Gupta D, Lis CG, Granick J, Grutsch JF, Vashi PG, Lammersfeld CA. Malnutrition was associated with poor quality of life in colorectal cancer: a retrospective analysis. Journal of clinical epidemiology. 2006;59(7):704-9.
  8. Jansen L, Koch L, Brenner H, Arndt V. Quality of life among long-term (⩾ 5 years) colorectal cancer survivors–systematic review. European Journal of Cancer. 2010;46(16):2879-88.
  9. Chen X, Hay JL, Waters EA, Kiviniemi MT, Biddle C, Schofield E, et al. Health literacy and use and trust in health information. Journal of health communication. 2018;23(8):724-34.
  10. Halverson JL, Martinez-Donate AP, Palta M, Leal T, Lubner S, Walsh MC, et al. Health literacy and health-related quality of life among a population-based sample of cancer patients. Journal of health communication. 2015;20(11):1320-9.
  11. Berkman ND, Sheridan SL, Donahue KE, Halpern DJ, Crotty K. Low health literacy and health outcomes: an updated systematic review. Annals of internal medicine. 2011;155(2):97-107.
  12. Smith SG, O’Conor R, Curtis LM, Waite K, Deary IJ, Paasche-Orlow M, et al. Low health literacy predicts decline in physical function among older adults: findings from the LitCog cohort study. J Epidemiol Community Health. 2015;69(5):474-80.
  13. Husson O, Mols F, Van de Poll-Franse L. The relation between information provision and health-related quality of life, anxiety and depression among cancer survivors: a systematic review. Annals of Oncology. 2010;22(4):761-72.

Theo Nguồn Y học Cộng Đồng – yhoccongdong.com 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ VIỆT HEALTHCARE

16 – 18 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận 10, Tp. HCM
Hotline: 0908595947 – 09 0133 0133 – 028 9999 2899

www.viethealthcareclinic.com

Fanpage: https://www.facebook.com/pkdkviethealthcare

Zalo OA: Phòng khám Đa khoa Việt Healthcare

Bác sĩ Chịu trách nhiệm Chuyên môn: Bác sĩ CKII LÂM KIM PHƯỢNG

Giấy phép hoạt động số 08143 / HCM-GPHD

Thời gian làm việc:     Thứ 2 đến thứ 7          từ 6h00 – 21h00

                                      Chủ nhật                      từ 6h00 – 12h00

Đặt lịch khám online

Hiểu biết y tế là gì?

Việt Healthcare Clinic.vn – Hiểu biết y tế (HBYT) là một khái niệm khá rộng bao gồm việc bệnh nhân có khả năng tìm hiểu, tiếp nhận thông tin về sức khỏe và thực hiện các hành động thích hợp dựa trên thông tin y tế trong môi trường chăm sóc sức khỏe đa dạng và phức tạp ngày nay(1)(2).

Sự nghiêm trọng của vấn đề?

Vấn đề đặc biệt quan trọng nhưng chưa được chú ý!

  • Theo thống kê, có tới 77 triệu người Mỹ trưởng thành gặp khó khăn trong việc nắm thông tin y khoa, đơn giản như việc đọc một đơn thuốc. Chỉ số chất lượng cuộc sống liên quan tới sức khỏe (health-related quality of life – HRQOL)
  • 88% người Mỹ chưa hiểu thông tin y khoa tốt. Đại bộ phận người dân Mỹ chưa hiểu được thông tin y khoa đúng, trong khi chỉ có 12% người dân có HBYT ở mức tốt, 53% ở ngưỡng trung bình, 21% là cơ bản và 14% là dưới ngưỡng cơ bản (3).
  • 50% người trưởng thành ở Mỹ gặp khó khăn trong việc hiểu thông tin y tế (4).
  • 39% người bệnh suy tim có vấn đề về kém hiểu biết y tế (5).
Lưu ý: Hiểu biết về vấn đề y tế này không có nghĩa là cũng sẽ biết về các vấn đề khác.

Nguyên nhân?

Nguyên nhân khách quan

  • Nhiều tình huống đa dạng từ chẩn đoán tới điều trị.
  • Hệ thống chăm sóc sức khỏe phức tạp, phân mảnh và thiếu liên kết. Trong trường hợp bệnh ung thư, các nhóm chăm sóc khó quản lý và hỗ trợ để giúp bệnh nhân nắm rõ bệnh trạng của mình(6).

Nguyên nhân chủ quan

Những đối tượng sau đây thường có vấn đề về HBYT: (7, 8).
  • Người già/lú lẫn.
  • Người nghèo.
  • Trẻ em.
  • Người ít học.
Ngoài ra, các yếu tố như truyền thông/giáo dục, hỗ trợ của gia đình và xã hội xung quanh bệnh nhân cũng có ảnh hưởng nhất định.

Tác hại của việc kém hiểu biết y tế

Người kém hiểu biết về sức khỏe sẽ có xu hướng:

  • ÍT TIN vào bác sĩ và giới chuyên môn.
  • DỄ TIN vào đài báo, mạng xã hội (Facebook/Youtube).
  • HAY TIN vào blog/page của người nổi tiếng/bạn bè.
  • DỄ TIN vào website của công ty bán thực phẩm chức năng.
Đáng nói hơn, người có trình độ hiểu biết về sức khỏe thấp hơn lại ít tin vào thông tin sức khỏe từ các bác sĩ và nha sĩ chuyên khoa, nhưng họ có xu hướng tin tưởng vào truyền hình ti vi, mạng xã hội (Facebook, Youtube), blog cá nhân hoặc trang web của người nổi tiếng, bạn bè và các công ty dược phẩm, thực phẩm chức năng(9).
Tác hại của việc kém hiểu biết y tế (Trong trường hợp bệnh Ung thư)
  • Không biết thu thập thông tin về căn bệnh.
  • Hiểu sai thông tin do bác sĩ cung cấp.
  • Không hiểu về lợi ích của điều trị ung thư.
  • Trì hoãn hoặc kém tuân thủ điều trị.
  • Chậm thay đổi hành vi tích cực.
  • Thiếu kiến thức về dấu hiệu/triệu chứng nguy hiểm.
  • Kém hiểu biết về chăm sóc giảm nhẹ.
  • Ít tham gia vào việc ra quyết định y tế.
  • Trì hoãn việc chăm sóc cần thiết.
  • Không theo lịch và đề nghị phòng ngừa.
  • Không hiểu các quy tắc liên quan đến bảo hiểm.
  • Quên tái khám/ lịch điều trị.

Chung quy lại kém HBYT sẽ dẫn đến:

  • Chất lượng cuộc sống GIẢM(10).
  • Tỷ lệ tử vong CAO(11, 12).
Kiến thức về sức khỏe cũng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân, qua đó tác động đến quá trình chăm sóc và điều trị của bệnh ung thư.
Một phân tích tổng quan hệ thống dựa trên kết quả của 15 nghiên cứu khác nhau gồm 4425 người bệnh cho thấy những bệnh nhân hài lòng về dịch vụ y tế, được cung cấp thông tin đầy đủ và có hiểu biết sức khỏe đầy đủ có chỉ số Chất Lượng Cuộc sống-Sức khỏe (HRQOL) cao hơn. Bệnh nhân cũng giảm lo lắng và ít bị trầm cảm (13).

Tài liệu tham khảo

  1. Kindig DA, Panzer AM, Nielsen-Bohlman L. Health literacy: a prescription to end confusion: National Academies Press; 2004.
  2. Rudd RE, Moeykens BA, Colton TC. Health and literacy: a review of medical and public health literature. Office of Educational Research and Improvement. 1999.
  3. Health UDo, Services H. America’s health literacy: Why we need accessible health information. An issue brief from the US Department of Health and Human Services. 2008.
  4. The L. The health illiteracy problem in the USA. Lancet (London, England). 2009;374(9707):2028.
  5. Cajita MI, Cajita TR, Han H-R. Health literacy and heart failure: a systematic review. The Journal of cardiovascular nursing. 2016;31(2):121.
  6. Koay K, Schofield P, Jefford M. Importance of health literacy in oncology. Asia‐Pacific Journal of Clinical Oncology. 2012;8(1):14-23.
  7. Gupta D, Lis CG, Granick J, Grutsch JF, Vashi PG, Lammersfeld CA. Malnutrition was associated with poor quality of life in colorectal cancer: a retrospective analysis. Journal of clinical epidemiology. 2006;59(7):704-9.
  8. Jansen L, Koch L, Brenner H, Arndt V. Quality of life among long-term (⩾ 5 years) colorectal cancer survivors–systematic review. European Journal of Cancer. 2010;46(16):2879-88.
  9. Chen X, Hay JL, Waters EA, Kiviniemi MT, Biddle C, Schofield E, et al. Health literacy and use and trust in health information. Journal of health communication. 2018;23(8):724-34.
  10. Halverson JL, Martinez-Donate AP, Palta M, Leal T, Lubner S, Walsh MC, et al. Health literacy and health-related quality of life among a population-based sample of cancer patients. Journal of health communication. 2015;20(11):1320-9.
  11. Berkman ND, Sheridan SL, Donahue KE, Halpern DJ, Crotty K. Low health literacy and health outcomes: an updated systematic review. Annals of internal medicine. 2011;155(2):97-107.
  12. Smith SG, O’Conor R, Curtis LM, Waite K, Deary IJ, Paasche-Orlow M, et al. Low health literacy predicts decline in physical function among older adults: findings from the LitCog cohort study. J Epidemiol Community Health. 2015;69(5):474-80.
  13. Husson O, Mols F, Van de Poll-Franse L. The relation between information provision and health-related quality of life, anxiety and depression among cancer survivors: a systematic review. Annals of Oncology. 2010;22(4):761-72.

Theo Nguồn Y học Cộng Đồng – yhoccongdong.com 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ VIỆT HEALTHCARE

16 – 18 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận 10, Tp. HCM
Hotline: 0908595947 – 09 0133 0133 – 028 9999 2899

www.viethealthcareclinic.com

Fanpage: https://www.facebook.com/pkdkviethealthcare

Zalo OA: Phòng khám Đa khoa Việt Healthcare

Bác sĩ Chịu trách nhiệm Chuyên môn: Bác sĩ CKII LÂM KIM PHƯỢNG

Giấy phép hoạt động số 08143 / HCM-GPHD

Thời gian làm việc:     Thứ 2 đến thứ 7          từ 6h00 – 21h00

                                      Chủ nhật                      từ 6h00 – 12h00

Đặt lịch khám online

TIN TỨC MỚI

ĐĂNG KÝ KHÁM

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN