Tổng quan viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên lớp niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng. Tá tràng là phần đầu của ruột non. Những tổn thương này thông thường xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn bởi acid trong lòng dạ dày, pepsin hoặc các chất ngoại sinh khác. Lúc này các lớp bên dưới thành dạ dày sẽ bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày chiếm khoảng 60% trong đó chủ yếu tập trung ở bờ cong nhỏ của dạ dày. Trong khi đó vết loét ở tá tràng chiếm đến 95%.
Các triệu chứng
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng là đau rát hoặc đau nhói ở bụng. Tuy nhiên một số loét dạ dày hay tá tràng lại không gây đau đớn. Bệnh lý trong trường hợp này được phát hiện khi biến chứng của vết loét phát triển. Một số biến chứng cần phải cấp cứu gấp nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Đau bụng: Cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng có thể là đau rát, đau như bỏng, đau như đốt. Cơn đau có thể di chuyển từ giữa bụng lên cổ, xuống rốn hoặc lan ra sau lưng. Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ. Cơn đau có thể có liên quan đến bữa ăn. Thông thường, axit dạ dày làm cơn đau tồi tệ hơn. Vì vậy cơn đau thường nặng hơn khi bụng đói và có thể thuyên giảm bằng một số loại thực phẩm có chức năng trung hoà axit. Tuy nhiên không phải lúc nào cơn đau cũng giảm sau ăn. Một vài cơn đau có thể xuất hiện khi bạn ăn do phản ứng với thức ăn hoặc một vài cơ chế khác.
Uống các thuốc sữa dạ dày có thể làm giảm cơn đau tạm thời. Tuy nhiên cơn đau sẽ quay lại không lâu sau đó nếu vết loét không được điều trị.
Các triệu chứng ít phổ biến hơn của viêm loét dạ dày tá tràng có thể gặp như:
- Khó tiêu
- Ợ nóng
- Chán ăn
- Ăn không ngon
- Mệt mỏi
- Sụt cân
Một số bệnh nhân có thể có triệu chứng ợ hơi hoặc đầy hơi sau khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi lượng axit trong đường tiêu hoá ăn mòn bề mặt bên trong dạ dày hoặc tá tràng. Đường tiêu hoá luôn có cơ chế tự nhiên bảo vệ nó. Một lớp màng nhầy phủ lên niêm mạc dạ dày giúp nó không bị viêm loét. Tuy nhiên nếu lượng axit tăng lên hoặc lượng chất nhầy giảm đi, bạn đều có thể bị loét. Các nguyên nhân phổ biến của bệnh lý này là:
Một số loài vi khuẩn
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) thường sống trong lớp nhầy bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng. Trong quá trình sinh sống của mình, H. pylory sản xuất men urease phân huỷ lớp nhầy này. Vì vậy khi bị nhiễm H. pylori kéo dài có thể gây các vết loét dạ dày hay tá tràng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào nhiễm vi khuẩn này cũng gây ra bệnh lý. Loại vi khuẩn này có thể truyền từ người này qua người khác thông qua việc tiếp xúc gần gũi. Hôn, ăn uống chung đồ đều có thể là yếu tố giúp vi khuẩn này có thể lây nhiễm.
Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau
Dùng các thuốc giảm đau như aspirin hoặc NSAID thế hệ cũ có thể gây kích ứng hoặc làm viêm niêm mạc dạ dà và tá tràng của bạn. Một số loại thuốc này bao gồm: ibuprofen, naproxen sodium, ketoprogen. Paracetamol cũng là thuốc giảm đau, tuy nhiên chúng không gây ra bệnh lý trên.
Các loại thuốc khác
Ngoài NSAIDs, một số loại thuốc cũng gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Một số thuốc đó bao gồm: steroid, thuốc chống đông máu, Fosamax, Actonel,…
Các yếu tố rủi ro
Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng mà bạn cần chú ý như:
- Thuốc lá. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ loét dạ dày và tá tràng ở những người nhiễm H. pylori
- Uống rươu. Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày. Nó làm tăng lượng axit dạ dày được tạo ra
- Căng thăng công việc, cuộc sống kéo dài
- Ăn thực phẩm quá cay.
Biến chứng
Nếu không được điều trị hiệu quả, bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến:
- Chảy máu trong: Chảy máu có thể ồ ạt hoặc rỉ rả. Chảy máu rỉ rã dẫn đến thiếu máu mạn trong khi chảy máu ồ ạt có thể gây ra xuất huyết tiêu hoá. Xuất huyết tiêu hoá là một cấp cứu nội khoa nguy hiểm, có thể đe doạ đến tính mạng người bệnh.
- Thủng dạ dày: Dạ dày khi bị viêm và loét chúng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vết loét này có thể tạo nên một lỗ thủng trên thành dạ dày và tá tràng. Tuỳ vào tình trạng bệnh nhân, vết thủng có thể tự lành gọi là thủng bít hoặc gây ra biến chứng như viêm phúc mạc. Thủng dạ dày gây ra viêm phúc mạc là một cấp cứu ngoại khoa. Bệnh nhân cần phải mổ để khâu lại lỗ thủng.
- Tắc nghẽn: Loét có thể cản trở sự di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hoá. Bệnh nhân dễ bị no, nôn mửa và sụt cân.
- Ung thư dạ dày; Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc nhiễm H. pylori có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn so với người không mắc chúng.
Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Hầu hết với việc điều trị đúng nguyên nhân và phác đồ hiệu quả thì vết loét sẽ lành trong một hoặc hai tháng.
Nếu vết loét của bệnh nhân là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), bệnh nhân cần dùng kháng sinh và mộ số loại thuốc ức chế bơm proton. Các loại thuốc này cũng được đề nghị dùng cho bệnh nhân nếu vết loét có sự kết hợp của nhiễm H. pylori và NSAIDs. Nếu loét dạ dày hay tá tràng này do NSAID, bệnh nhân nên dùng PPI mà không cần dùng kháng sinh. Việc sử dụng NSAID (thuốc giảm đau non – steriod) cũng sẽ được bác sĩ xem xét. Ngoài PPI một số loại thuốc có thể được dùng để thay thế nó như thuốc kháng thụ thể H2. Đôi khi bệnh nhân phải sử dụng thuốc kháng axit để giảm các triệu chứng trong thời gian ngắn.
Khi bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, bác sĩ sẽ xem xét việc sử dụng NSAID để giảm đau. Bệnh nhân có thể được khuyên dùng thuốc giảm đau thay thế không gây loét dạ dày hay tá tràng như paracetamol. Đôi khi, một số loại NSAID thay thế ít có khả năng gây loét dạ dày hơn được cân nhắc như chất ức chế COX-2. Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải hiểu tác hại của thuốc NSAID gây ra. Vết loét có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều nều bệnh nhân sử dụng NSAID. Vì vậy không tự ý sử dụng thuốc giảm đau nếu không hiểu và không được sự đồng ý của bác sĩ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bạn có thể giảm nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng nếu tuân thủ theo đúng chiến lược được khuyến nghị như các biện pháp điều trị bệnh tại nhà. Một số cách phòng ngừa bạn cần biết như
- Không sử dụng chung dụng cụ ăn uống với người lạ. Không rõ vi khuẩn H. pylori lây lan như thế nào nhưng những con vi khuẩn này có thể lây từ người sang người qua sử dụng chung đồ. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, ăn chín uông sôi là những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Cân nhắc chuyển thuốc giảm đau. Nếu bệnh nhân là một người cần phải sử dụng thuốc giảm đau vì thì cần phải thông báo với bác sĩ thông tin này. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân chọn loại thuốc giảm đau thay thế phù hợp. Các loại thuốc này sẽ ít ảnh hưởng đến vết loét.
- Kiểm soát căng thẳng. Căng thẳng kéo dài có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Xem xét xem các yếu tố gây ra căng thẳng cho bệnh nhân và loại bỏ chúng. Một số căng thẳng không thể tránh khỏi. Bạn cần phải tập cách thích nghi với chúng.
- Dừng việc hút thuốc lá.
- Hạn chế hoặc tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Tóm lại viêm loét dạ dày tá tràng là một lý phổ biến. Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, bạn cần liên hệ với bác sĩ để xác định chính xác bệnh. Khám sức khoẻ định kỳ 2 lần/ năm để phát hiện bệnh sớm nếu có để điều trị.
Theo:https://youmed.vn/tin-tuc/viem-loet-da-day-ta-trang/
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ VIỆT HEALTHCARE áp dụng phương pháp :
Test Hp bằng hơi thở C13 .
1. Ưu điểm:
Độ nhạy cao: Độ nhạy của xét nghiệm lên tới 95% cho phép phát hiện lượng vi khuẩn Hp hoạt động ở mức độ rất thấp.
Độ chuyên biệt cao: lên tới 96% giúp tránh sai sót do tác động của các loại vi khuẩn sinh Urease khác.
Độ chính xác cao: Độ chính xác của phương pháp lên tới 88% đưa phương pháp test hơi thở trở thành một phương pháp tin cậy trong kiểm tra và theo dõi nhiễm khuẩn Hp.
Tiết kiệm thời gian: Toàn bộ quá trình kiểm tra chỉ diễn ra trong vòng tối đa là 30 phút, bệnh nhân có thể tới các cơ sở thực hiện test thở này và yêu cầu làm ngay.
An toàn, không gây đau: Biện pháp kiểm tra nhiễm khuẩn Hp bằng phương pháp test hp bằng hơi thở hoàn toàn không gây đau đớn cho bệnh nhân. Mặc dù C14 là đồng vị có tính phóng xạ của Carbon, tuy nhiên, lượng phóng xạ của mỗi lần làm test là cực thấp, không gây ra bất kỳ ảnh hưởng bất lợi đáng kể nào cho cơ thể. Tuy nhiên, trẻ dưới 8 tuổi vẫn được khuyến cáo nên sử dụng test thở với C13 để đảm bao an toàn hơn, nhưng giá thành lại cao hơn nhiều so với test thở C14.
Có thể thực hiện để kiểm tra hiệu quả điều trị Hp: Sau khi bệnh nhân điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp với một phác đồ điều trị đều cần phải kiểm tra lại tình trạng nhiễm khuẩn Hp, việc kiểm tra lại như vậy trong đa số các trường hợp không cần phải tiến hành nội soi dạ dày mà có thể thực hiện xét nghiệm test thở kiểm tra vi khuẩn Hp.
Đánh giá được chính xác lượng Hp đang hoạt động: Vi khuẩn Hp đang hoạt động là đối tượng gây ra tình trạng viêm, tổn thương dạ dày. Test thở có kết quả cao chứng tỏ lượng Urease sinh ra nhiều là lúc vi khuẩn Hp đang hoạt động mạnh và khả năng gây bệnh cao hơn, việc tiệt trừ Hp sẽ khó khăn hơn.
2. Nhược điểm:
Vì phương pháp test hơi thở không cần nội soi dạ dày nên chỉ kiểm tra được người thử có nhiễm Hp hay không mà thôi; chứ không quan sát được niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng; do đó mà có thể bỏ sót các tổn thương đường tiêu hóa trên như viêm loét dạ dày tá tràng, polype và các loại u thực quản, dạ dày…
Vì vậy mà phương pháp này thường không được chỉ định cho đối tượng có các dấu hiệu nguy hiểm như: nôn hay đại tiện ra máu, đau dạ dày dai dẳng, sụt cân bất thường, chán ăn, ăn không ngon, người lớn tuổi…
Phương pháp nội soi da dày không đau .
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ:
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ VIỆT HEALTHCARE
16 – 18 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận 10, Tp. HCM
Hotline: 09 0133 0133 – 0383 158 179 – 0353 119 739 – 028 9999 2899
www.viethealthcareclinic.com
Fanpage: https://www.facebook.com/pkdkviethealthcare
Zalo OA: Phòng khám Đa khoa Việt Healthcare
Bác sĩ Chịu trách nhiệm Chuyên môn: Bác sĩ THÁI VĂN THÀNH
Giấy phép hoạt động số 08143 / HCM-GPHD
Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7 từ 6h00 – 21h00
Chủ nhật từ 6h00 – 12h00